Cấp tiếp nhận

Tên dịch vụ: 10.Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản

THÔNG TIN DỊCH VỤ CÔNG (THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 7 NGÀY LÀM VIỆC)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: 3 tháng trước thời điểm Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hết hiệu lực, cơ sở sản xuất thủy sản giống, nuôi trồng thủy sản lập hồ sơ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ thì lập phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, bộ phận tiếp nhận thông báo cho cơ sở để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Đồng thời chuyển hồ sơ về Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc. Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT nhận và bàn giao hồ sơ cho bộ phận Chăn nuôi – Thú y giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc.

- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ bộ phận Chăn nuôi – Thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ:

+ Trường hợp vùng, cơ sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá không quá 12 tháng (tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận): Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định xong hồ sơ và căn cứ vào kết quả đánh giá định kỳ, Sở xem xét cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở và không cần đánh giá;

+Trường hợp vùng, cơ sở chưa được đánh giá định kỳ hoặc được đánh giá định kỳ nhưng thời gian đánh giá quá 12 tháng tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận: Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định xong hồ sơ, Sở thông báo kế hoạch đánh giá lại cơ sở theo quy định.

- Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi thông báo kế hoạch đánh giá lại cơ sở, bộ phận Chăn nuôi – Thú y tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá lại tại cơ sở.

- Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cơ sở, Sở Nông nghiệp và PTNT cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Sở trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu. Đồng thời chuyển kết quả giải quyết về Trung tâm phục vụ Hành chính công

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống dịch vụ đã đăng ký hoặc nhận trực tiếp tại Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

b) Cách thức thực hiện: Thực hiện qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước. Địa chỉ: Số 727, QL14, P. Tân Bình, Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

- Báo cáo kết quả hoạt động trong thời hạn ghi tại Giấy chứng nhận, gồm: Số lượng giống xuất, nhập tại cơ sở; sản lượng động vật thương phẩm xuất bán cho mỗi vụ, đợt trong năm; báo cáo kết quả hoạt động thú y tại cơ sở;

- Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh tại cơ sở kèm bản sao kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng thử nghiệm được chỉ định, Giấy chứng nhận kiểm dịch;

- Kết quả đánh giá định kỳ (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- 07 ngày làm việc: đối với trường hợp cơ sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá không quá 12 tháng.

- 17 ngày: đối với trường hợp cơ sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá quá 12 tháng.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT

- Cơ quan trực tiếp thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh. Thời hạn của giấy chứng nhận là 05 năm.

g) Phí: Phí thẩm định 300.000 đồng/lần (Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016)

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn, bao gồm cả việc thu mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 (một) năm/lần và gửi mẫu xét nghiệm bệnh tại Phòng thử nghiệm được chỉ định;

- Thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh tại cơ sở;

- Báo cáo Cơ quan thú y những thay đổi liên quan đến nội dung được chứng nhận chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày có thay đổi.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;

- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc khử trùng cho động vật, chuẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

HỒ SƠ CẦN NỘP

# Tên hồ sơ Tập tin đính kèm
1 Đơn Đăng ký + Đơn Đăng ký
2 Báo cáo kết quả hoạt động trong thời hạn ghi tại Giấy chứng nhận, gồm: Số lượng giống xuất, nhập tại cơ sở; sản lượng động vật thương phẩm xuất bán cho mỗi vụ, đợt trong năm; báo cáo kết quả hoạt động thú y tại cơ sở;
3 Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh tại cơ sở kèm bản sao kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng thử nghiệm được chỉ định, Giấy chứng nhận kiểm dịch
4 Kết quả đánh giá định kỳ (nếu có)