Cấp tiếp nhận

Tên dịch vụ: 21. Di chuyển hồ sơ khi người hưởng trợ cấp ưu đãi thay đổi nơi thường trú

THÔNG TIN DỊCH VỤ CÔNG (THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 15 NGÀY LÀM VIỆC)

Mã DVC: 1.010827.000.00.00.H10

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân lập hồ sơ trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp đến Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện nơi quản lý chế độ (Bộ phận tiếp nhận hồ sơ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Bước 2: Trong thời gian 4 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi quản lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thông tin đề nghị di chuyển, lập phiếu báo di chuyển hồ sơ kèm hồ sơ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Trong thời gian 4 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thông tin đề nghị di chuyển, lập phiếu báo di chuyển hồ sơ theo Mẫu số 93 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP kèm hồ sơ hưởng chế độ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cá nhân thường trú.

Trường hợp thân nhân đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thay đổi nơi thường trú mà vẫn còn thân nhân khác đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng tại nơi đi thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp bản trích lục hồ sơ người có công kèm bản sao y quyết định hưởng trợ cấp tuất hằng tháng gửi đến nơi thường trú mới.

Trường hợp hồ sơ thương binh, liệt sĩ được công nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không đầy đủ theo quy định (do thất lạc) thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 129 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP).

Bước 4: Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm: Thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đi; kiểm tra hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, nếu không vướng mắc thì đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi.

Trường hợp hồ sơ có vướng mắc thì chuyển trả lại hồ sơ kèm công văn nêu rõ lý do chưa tiếp nhận, yêu cầu nơi chuyển hồ sơ giải quyết.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ công trực tuyến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 27 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Bản sao được chứng thực từ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận của cơ quan đăng ký cư trú.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:

- Cơ quan LĐTBXH cấp huyện nơi quản lý chế độ: 4 ngày

- Sở Lao động - TBXH nơi quản lý hồ sơ:     4 ngày

- Sở Lao động - TBXH nơi tiếp nhận hồ sơ: 7 ngày

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Phiếu báo di chuyển hồ sơ người có công.                         

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ người có công (Mẫu số 27 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP).

k)Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Mọi vướng mắc về chế độ và hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển. Thời điểm tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp theo Phiếu báo di chuyển hồ sơ.

l) Căn cứ pháp lý ban hành

- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020.

- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng)

HỒ SƠ CẦN NỘP

# Tên hồ sơ Tập tin đính kèm
1 Đơn đề nghị theo Mẫu số 27 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP + Mẫu số 27
2 Bản sao được chứng thực từ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận của cơ quan đăng ký cư trú