Cấp tiếp nhận
-
- Quản lý hoạt động xây dựng
- Trợ giúp pháp lý
- Điện
- An toàn đập, hồ chứa thuỷ điện
- Dầu khí (SCT)
- An toàn thực phẩm (SCT)
- Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
- Hóa chất
- Khoa học, công nghệ (SCT)
- Kinh doanh khí
- Công nghiệp tiêu dùng
- Xây dựng cơ bản
- Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu (SCT)
- Quản lý cạnh tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Thương mại quốc tế
- Dịch vụ thương mại
- Xúc tiến thương mại
-
- Thành lập và Sắp xếp lại Doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Đầu tư sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các Nhà tài trợ nước ngoài
- Đầu tư sử dụng vốn Đầu tư công và vốn Ngân sách nhà nước
- Lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư theo phương thức Đối tác công tư
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của Liên hiệp Hợp tác xã
- Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Viện trợ không hoàn lại
- Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
-
- Hộ tịch (T)
- Quốc tịch
- Hoà giải thương mại
- Thừa phát lại
- Luật sư
- Trọng tài thương mại
- Giám định tư pháp
- Tư vấn pháp luật
- Quản tài viên, hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
- Lý lịch tư pháp
- Nuôi con nuôi
- Đấu giá tài sản
- Công chứng
- Trợ giúp pháp lý
- Thi hành án dân sự
- Hình thành nhà ở
- Bồi thường nhà nước
- Công chứng viên
-
- Cấp, quản lý căn cước công dân (CAT)
- Phòng cháy, chữa cháy (CAT)
- Quản lý xuất nhập cảnh
- Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông đường bộ (CAT)
- Tổ chức cán bộ(CAT)
- Đăng kí, quản lý con dấu(CAT)
- Quản lý ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (CAT)
- Chính sách (CAT)
- Khiếu nại, tố cáo (CAT)
- Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ(CAT)
Tên dịch vụ: 7. Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích
THÔNG TIN DỊCH VỤ CÔNG (THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 82 NGÀY LÀM VIỆC)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua mạng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến bộ phận tiếp nhận của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tại bộ phận tiếp nhận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công, địa chỉ: số 727, QL 14, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
- Bước 2. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để hoàn thiện hồ sơ.
+ Hồ sơ đầy đủ thì viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả sau đó chuyển đến Phòng chuyên môn của Sở để nghiên cứu, giải quyết.
- Bước 3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Bước 4. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Bước 5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Bước 6. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định cổ vật thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Bước 7. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định cổ vật, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Bước 8. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện tới Trung tâm Hành chính công tỉnh.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
+ Hồ sơ hiện vật, gồm:
* Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010;
* Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;
* Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);
* Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;
* Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ: 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ; 03 bộ hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đâu gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định cổ vật thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định cổ vật, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
h) Phí, lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản thuyết minh về hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010.
- Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010.
k) Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:
Hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
- Là hiện vật gốc độc bản;
- Là hiện vật có hình thức độc đáo;
- Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2011.
HỒ SƠ CẦN NỘP
# | Tên hồ sơ | Tập tin đính kèm |
---|---|---|
1 | Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia |
+ Tờ khai 02 |
2 | Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí |
+ Tờ khai 01 |
3 | 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số | |
4 | Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa) | |
5 | Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật | |
6 | Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật |