Cấp tiếp nhận
-
- Điện
- An toàn đập, hồ chứa thuỷ điện
- Lưu thông hàng hóa trong nước (SCT)
- Dầu khí (SCT)
- An toàn thực phẩm (SCT)
- Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
- Hóa chất
- Khoa học, công nghệ (SCT)
- Kinh doanh khí
- Công nghiệp tiêu dùng
- Xây dựng cơ bản
- Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu (SCT)
- Quản lý cạnh tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Thương mại quốc tế
- Dịch vụ thương mại
- Xúc tiến thương mại
-
- Thành lập và Sắp xếp lại Doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Đầu tư sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các Nhà tài trợ nước ngoài
- Đầu tư sử dụng vốn Đầu tư công và vốn Ngân sách nhà nước
- Lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư theo phương thức Đối tác công tư
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của Liên hiệp Hợp tác xã
- Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Viện trợ không hoàn lại
- Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
-
- Hộ tịch (T)
- Quốc tịch
- Hoà giải thương mại
- Thừa phát lại
- Luật sư
- Trọng tài thương mại
- Giám định tư pháp
- Tư vấn pháp luật
- Quản tài viên, hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
- Lý lịch tư pháp
- Nuôi con nuôi
- Đấu giá tài sản
- Công chứng
- Trợ giúp pháp lý
- Thi hành án dân sự
- Hình thành nhà ở
- Bồi thường nhà nước
- Công chứng viên
-
- Cấp, quản lý căn cước công dân (CAT)
- Phòng cháy, chữa cháy (CAT)
- Quản lý xuất nhập cảnh
- Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông đường bộ (CAT)
- Tổ chức cán bộ(CAT)
- Đăng kí, quản lý con dấu(CAT)
- Quản lý ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (CAT)
- Chính sách (CAT)
- Khiếu nại, tố cáo (CAT)
- Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ(CAT)
Tên dịch vụ: Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
THÔNG TIN DỊCH VỤ CÔNG (THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 1 NGÀY LÀM VIỆC)
Mã DVC: 2.000528.000.00.00.H10
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1. Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
+ Hồ sơ đăng ký khai sinh sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
- Bước 2. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh; công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh và cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ.
Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì công chức làm công tác hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân (đối với các địa phương đã triển khai cấp Số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh).
* Lưu ý:
+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.
+ Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
- Bước 3. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nhận kết quả tại Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện
b) Cách thức thực hiện:
- Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai sinh;
- Người thực hiện việc đăng ký khai sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ.
c.1) Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh.
+ Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn.
+ Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em nhập cảnh (hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam (văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền).
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
.Lưu ý:Đối với công dân Việt Nam, giấy tờ chứng minh nơi cư trú và Giấy chứng nhận kết hôn chỉ xuất trình trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
c.2) Giấy tờ phải nộp
+ Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
+ Giấy chứng sinh.
Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con (nếu có);
+ Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con.
+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh đối với trẻ em sinh ra ở Việt Nam;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em thực hiện đăng ký khai sinh đối với trẻ em sinh ra ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp
-Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh
h) Lệ phí:60.000 đồng/trường hợp.Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Tờ khai đăng ký khai sinh
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không ( bổ sung)
l) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật hộ tịch năm 2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
- Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
- Nghị quyết số 42/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, nộp lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
HỒ SƠ CẦN NỘP
# | Tên hồ sơ | Tập tin đính kèm |
---|---|---|
1 | Tờ khai đăng ký khai sinh | |
2 | Giấy chứng sinh | |
3 | Văn bản ủy quyền | |
4 | Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con. |
VĂN BẢN LIÊN QUAN
# | Văn bản | Tập tin đính kèm |
---|---|---|
1 | Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch; | 123_2015_ND-CP_282304.doc |
2 | Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch; | 15_2015_TT-BTP_292654.doc |
3 | Nghị quyết số 42/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, nộp lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước. | 42_2017_NQ-HDND_357775.doc |