Cấp tiếp nhận

Tên dịch vụ: 5. Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (Ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản)

THÔNG TIN DỊCH VỤ CÔNG (THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 121 NGÀY LÀM VIỆC)

Mã DVC: 1.000778.000.00.00.H10

a) Trình tự thực hiện:

* Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đến Bộ phận tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường tại thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công. Địa chỉ: số 727 Quốc lộ 14, phường Tân Bình, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Bộ phận tiếp nhận kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả. Đồng thời, chuyển hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian thực hiện 01 ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện theo đúng yêu cầu.

- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầu tiên do Trung tâm Phục vụ hành chính công chuyển đến, Sở Tài nguyên và Môi trường thông  báo công khai tên tổ chức, cá nhân đó, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản tại trụ sở Trung tâm Phục vụ hành chính công, Sở Tài nguyên và Môi trường và trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu.

Thời gian thông báo công khai là 30 ngày.

- Bước 3:Trong thời gian không quá 25 ngày, kể từ ngày hết thời gian niêm yết, Sở Tài nguyên và Môi trườngphải hoàn thành các công việc:

+Kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản kể cả kiểm tra thực địa;

+ Gửi văn bản đến các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản.

Trong thời hạn không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý;

- Bước 4: Sau khi hoàn thành Bước 3,Trong thời hạn 05 ngày làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.

- Bước 5:Trong thời hạn 07 ngày làm việc, UBND tỉnh quyết định việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Văn bản lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh, tại trụ sở Trung tâm Phục vụ hành chính công và trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đối với các tổ chức, cá nhân không được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, UBND tỉnh thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản về lý do không được lựa chọn.

* Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực chưa thăm dò khoáng sản.

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đến Bộ phận tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường tạiTrung thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công. Địa chỉ: số 727 Quốc lộ 14, phường Tân Bình, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Bộ phận tiếp nhận kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả. Đồng thời, chuyển hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian thực hiện 01 ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện theo đúng yêu cầu.

- Bước 2: Trong thời gian không quá 25 ngày làm việc, kể từ ngày Trung tâm Phục vụ hành chính công chuyển hồ sơ đến, Sở Tài nguyên và Môi trườngphải hoàn thành các công việc:

+Kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản kể cả kiểm tra thực địa;

+ Gửi văn bản đến các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản.

Trong thời hạn không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý.

Ghi chú:  Đối với hồ sơ trúng đấugiá quyền khai thác khoáng sản thì không thực hiện các bước 4 và bước 5 nêu trên.

- Bước 6: Tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản trước khi trình cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định tại Điều 59 Nghị định 158/2016/NĐ-CP, cụ thể:

+ Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các công việc tại Bước 5, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi đề án thăm dò khoáng sản để lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên sâu và tổ chức thẩm định nội dung đề án thăm dò khoáng sản. Thời gian trả lời ý kiến của chuyên gia không quá 10 ngày, kể từ khi nhận được đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường;

+ Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các chuyên gia, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và gửi kèm theo hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản cho Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản tỉnh xem xét, quyết định.

Trường hợp Đề án không đạt yêu cầu để trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh Đề án, kèm theo ý kiến nhận xét bằng văn bản của các chuyên gia cho Trung tâm Phục vụ hành chính công để thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản biết. Sau khi chỉnh sửa thì nộp lại hồ sơ cho Trung tâm Phục vụ hành chính công.

Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản hoàn chỉnh Đề án không tính vào thời gian thẩm định đề án.

+ Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản tỉnh phải tổ chức họp Hội đồng để thẩm định đề án.

- Bước 7: Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp của Hội đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành biên bản họp Hội đồng. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Đề án thăm dò khoáng sản theo ý kiến Hội đồng hoặc UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện kèm theo biên bản họp Hội đồng cho Trung tâm Phục vụ hành chính công để thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản biết và nhận lại hồ sơ để chỉnh sửa, bổ sung.

Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa Đề án không tính vào thời gian thẩm định đề án.

- Bước 8: Trong thời gian không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được Đề án thăm dò đã bổ sung, hoàn chỉnh của tổ chức, cá nhân đề nghị đề nghị thăm dò khoáng sản do Trung tâm Phục vụ hành chính công chuyển đến, Sở Tài nguyên và Môi trường trình hồsơ cấp phép thăm dò choUBNDtỉnh.

- Bước 9: Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp giấy phép thăm dò khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 10: Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được Giấy phép từ Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển kết quả giải quyết cho Trung tâm Phục vụ hành chính công để thông báo cho tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

b) Cách thức thực hiện:

 Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đến Bộ phận tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Địa chỉ: số 727 Quốc lộ 14, phường Tân Bình, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Bản chính: Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản; Đề án thăm dò khoáng sản; Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;

- Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định thành lập Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh tại Việt Namtrường hợp là doanh nghiệp nước ngoài; Kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợptrúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; các văn bản chứng minh về vốn chủ sở hữu theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Tối đa 121 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

- Tối đa 76 ngày làm việc đối với hồ sơ trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đ liên quan đến việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời gian nêu trên.

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền Quyết định: UBND tỉnh Bình Phước;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Sở, ngành có liên quan; UBND cấp huyện; UBND cấp xã.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép thăm dò khoáng sản.

h) Phí, lệ phí:

- Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 ha, mức thu là 4.000.000đồng/01 Giấy phép;

- Diện tích thăm dò từ 100ha đến 50.000ha, mức thu là 10.000.000đồng/01 Giấy phép;

- Diện tích thăm dò trên 50.000ha, mức thu là 15.000.000đồng/01 Giấy phép. (Theo Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 Bộ Tài chính).

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu số 01: Đề án thăm dò khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016);

- Mẫu số 03: Đơn đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016);

- Mẫu số 22, phụ lục số 02: Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016).

- Mẫu số 07b: Quyết định về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2014).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

* Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thăm dò phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật khoáng sản bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;

+ Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.

- Trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

- Được lựa chọn theo quy định tại Điều 36 của Luật khoáng sản; Điều 25 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.

- Là tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật khoáng sản; nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò, là các tổ chức:

+ Được thành lập theo quy định của pháp luật;

+ Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;

+ Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;

+ Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản;

+ Không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia hoặc khu vực đang được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cùng loại với khoáng sản xin cấp giấy phép thăm dò.

- Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ  cho phép bằng văn bản;

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

* Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật Khoáng sản được phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi có đủ điều kiện sau đây:

- Được UBND cấp tỉnh lựa chọn theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ  hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản để thực hiện đề án thăm dò;

- Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Bình Phước;

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản;

- Diện tích khu vực xin thăm dò không quá 01 ha.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ  quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản;

- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ  quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ  quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 53/2013/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản;

- Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy chế về quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

HỒ SƠ CẦN NỘP

# Tên hồ sơ Tập tin đính kèm
1 Đề án thăm dò khoáng sản + Mau 1
2 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN + Mau 3
3 Quyết định về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản + Mẫu số 07b
4 Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản + Mau22.doc
5 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định thành lập Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh tại Việt Nam trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài
6 Kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản
7 các văn bản chứng minh về vốn chủ sở hữu theo quy định