Tên dịch vụ: Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)
THÔNG TIN DỊCH VỤ CÔNG (THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 3 NGÀY LÀM VIỆC)
Mã DVC: 2.001607.000.00.00.H10
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu lập hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ công trực tuyến cho bộ phận tiếp nhận của Sở Công Thương thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công, địa chỉ số 727, Quốc lộ 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
- Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; cụ thể:
+ Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc tính từ ngày Trung tâm Phục vụ hành chính chuyển cho Sở Công Thương; Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, đối với các hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép không đảm bảo điều kiện cấp giấy phép theo quy định, Sở Công Thương có văn bản gửi Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh yêu cầu người đề nghị cấp lại giấy phép bổ sung hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép.
+ Trường hợp đủ điều kiện thì tổ chức thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có). Nếu đủ điều kiện cấp lại giấy phép thì lập Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định trình UBND tỉnh xem xét cấp lại giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện. Trường hợp không đủ điều kiện cấp lại giấy phép, Sở Công Thương lập Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo dự thảo Tờ trình và dự thảo Thông báo trình UBND tỉnh phê duyệt để thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân biết.
- Bước 3: UBND tỉnh phê duyệt, trả kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
- Bước 4: Đến ngày hẹn, Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ công trực tuyến (mức độ 4).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép.
- Trường hợp tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép.
+ Tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ Giấy phép trực tiếp
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP).
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Mẫu đơn, tờ khai hành chính: Không
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng.
- Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước tại các đơn vị quản lý vận hành nhà máy thủy điện.
HỒ SƠ CẦN NỘP
# | Tên hồ sơ | Tập tin đính kèm |
1 | Đơn đề nghị cấp lại giấy phép | |
2 | Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép | |
3 | Tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ Giấy phép trực tiếp |