Dịch vụ công Bình Phước
Dịch vụ công Bình Phước
Đăng nhập Đăng Ký
  • Trang chủ
  • Tra cứu hồ sơ
  • Dịch vụ công
  • Nộp hồ sơ trực tuyến
  • Thanh toán trực tuyến
    • Thanh toán trực tuyến
    • Thanh toán trực tuyến qua DVC Quốc gia
  • Thống kê
  • Đánh giá sự hài lòng
  • Phản ánh kiến nghị
  • Khảo sát
  • Hỗ trợ
    • Hỏi đáp
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Câu hỏi thường gặp
  • Đăng nhập
  • Đăng Ký
Đăng nhập Đăng Ký
  • Trang chủ
  • Tra cứu hồ sơ
  • Dịch vụ công
  • Nộp hồ sơ trực tuyến
  • Thanh toán trực tuyến
    • Thanh toán trực tuyến
    • Thanh toán trực tuyến qua DVC Quốc gia
  • Thống kê
  • Đánh giá sự hài lòng
  • Phản ánh kiến nghị
  • Khảo sát
  • Hỗ trợ
    • Hỏi đáp
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Câu hỏi thường gặp

Tên dịch vụ: Giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp hằng tháng hoặc một lần; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

THÔNG TIN DỊCH VỤ CÔNG (THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 6 NGÀY LÀM VIỆC)

Mã DVC: 2.002340.000.00.00.H10

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN:

 

Bước 1: Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Bước 2: Cơ quan Bảo hiểm xã hội sau khi nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ cho người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản.

CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 10 Ngày làm việc

 

Trong thời hạn 10 Ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đối với trường hợp giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: -Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp cho người lao động.
Dịch vụ bưu chính 10 Ngày làm việc

 

Trong thời hạn 10 Ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đối với trường hợp giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: -Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp cho người lao động.

THÀNH PHẦN HỒ SƠ:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng Biểu mẫu điện tử
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiềm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành.  

Bản chính: 1

Bản sao: 0

 

Đối tượng thực hiện: Doanh nghiệp; Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX); Tổ chức nước ngoài; Hợp tác xã

Cơ quan thực hiện: Bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh

KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

Mã tài liệu Tên kết quả Tệp đính kèm
KQ.G07.000126 Cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Số văn bản Tên văn bản Ngày văn bản Ngày hiệu lực Cơ quan ban hành Địa chỉ truy cập Tệp đính kèm
84/2015/QH13 Luật An toàn, Vệ sinh lao động 25/06/2015 01/07/2016 Quốc Hội

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=180606

 Luật 84 năm 2015.pdf

88/2020/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VỀ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP BẮT BUỘC 28/07/2020   Chính phủ

http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-luocdo.aspx?ItemID=143470

Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

 

+ Bị tai nạn một trong các trường hợp sau:

 

- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc và trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

 

- Ngoài nơi làm việc và ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.

 

- Trên đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

 

+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trong các trường hợp nêu trên.

 

+ Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

 

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

 

+ Người lao động đủ các điều kiện sau đây thì được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

 

- Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

 

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh thuộc danh mục nêu trên.

 

+ Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.

 

Giám định mức suy giảm khả năng lao động:

 

+ Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

 

- Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

 

- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

 

- Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

 

+ Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

 

- Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp.

 

- Bị tai nạn lao động nhiều lần.

 

- Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

 

+ Người lao động sau khi bị thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị

 

ổn định được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó; trường hợp do tính chất của bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

Trợ cấp một lần:

 

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

 

Trợ cấp hàng tháng:

 

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.

 

Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

 

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.

 

Trợ cấp phục vụ:

 

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng thì hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

 

Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

 

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau:

 

- Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

 

- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

 

HỒ SƠ CẦN NỘP

# Tên hồ sơ Tập tin đính kèm
1 Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiềm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành.
Nộp hồ sơ (Toàn trình)
  • Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước

  • Đơn vị quản lý kỹ thuật: Sở Khoa học và Công nghệ

  • Email: sokhcn@binhphuoc.gov.vn
  • Hotline hỗ trợ kỹ thuật:0844 689 393

  • Hỗ trợ, tư vấn Thủ tục hành chính & Dịch vụ công : (0271) 1022

  • Danh sách số điện thoại các quầy tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bình Phước:0271.6254.888
  • Danh sách số điện thoại Các Bộ phận Tiếp nhận & Trả kết quả, cấp huyện, cấp xã
Viettel Chung tay cải cách thủ tục hành chính

Phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel

ipv6 ready